Workshop là gì, hiện nay đang dần được phổ biến rộng. Workshop là những buổi trao đổi kiến thức, kỹ năng theo chủ đề được chọn thuộc một lĩnh vực nhất định. Những người tham gia sẽ có thêm cơ hội tìm hiểu về kiến thức, kĩ năng mới. Bên cạnh đó có thể cùng chia sẻ những điều mình biết với mọi người tham gia.
Workshop là gì
Đến nay, workshop vẫn chưa có một định nghĩa chính xác. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hình dung một cách đơn giản. Theo Đà Nẵng 43 Workshop là mô hình một buổi hội thảo đa thành viên. Ở đó sẽ diễn ra các hoạt động thảo luận, trao đổi kiến thức, phương pháp và kỹ năng có tính mở. Dành cho mọi ngành nghề và đối tượng
Lợi ích của việc tổ chức workshop là gì
Những buổi workshop được diễn ra vô cùng sôi động, khi có rất nhiều người có thể tham gia cùng nhau. Chính vì vậy, lợi ích đầu tiên dễ dàng có thể nhận thấy. Mối quan hệ của mỗi người sẽ được mở rộng hơn. Khả năng giao tiếp, làm việc nhóm cũng sẽ tốt hơn rất nhiều. Khi bạn sẽ cùng những người không quen biết. Thực hiện tốt những hoạt động trong buổi workshop. Kích thích được khả năng tư duy của mọi người.
Workshop hiện nay được khá nhiều đơn vị lựa chọn thay thế cho một chiến dịch marketing. Bởi chi phí tổ chức và thực hiện được tiết kiệm hơn rất nhiều. Hơn hết, các thành viên tham gia thường có nhu cầu quan tâm đến lĩnh vực chủ đề của buổi workshop. Đó cũng là tệp khách hàng tiềm năng mà các doanh nghiệp đang hướng đến.
Hoạt động workshop tại Việt Nam
Workshop vẫn chưa thật sự phổ biến tại Việt Nam. Thế nhưng, chúng ta vẫn có thể thấy hoạt động này được diễn ra khá thường xuyên trong các lĩnh vực giải trí, marketing,..
Mỗi khi có sự xuất hiện của những sản phẩm mới. Hoặc những vấn đề nổi bật có giá trị với một nhóm cộng đồng. Chẳng hạn khi một công nghệ mới được cải thiện và nâng cấp trong một ngành nghề nào đó. Thường tập trung ở các ngành CNTT, bất động sản,….. Các buổi workshop được tổ chức với mục đích trao đổi và thử nghiệm công nghệ. Cũng như thu nhập ý kiến mọi người về các trải nghiệm sử dụng sản phẩm. Giúp nhà sản xuất có thể cải thiện những hạn chế. Trước khi được sản xuất đồng loạt với số lượng lớn và và đưa ra thị trường.
Các hình thức workshop phổ biến
Tùy theo mục đích hướng đến của mỗi buổi workshop. Cũng như quy mô và cơ cấu tổ chức. Chúng ta có thể phân loại được hình thức workshop. Hiện nay chúng ta có thể nhận thấy rõ 3 hình thức workshop phổ biến. Bao gồm Workshop chia sẻ kiến thức, Workshop thiên về thực hành, Workshop với mục đích Marketing.
Một trong những yêu cầu khi đăng tuyển dụng marketing Đà Nẵng mà chúng tôi ghi nhận, các ứng viên cũng cần phải có khả năng tổ chức Workshop hoặc những kỹ năng tương ứng.
Mỗi hình thức như trên sẽ có cách thức tổ chức và hoạt động khác nhau. Nếu là một buổi workshop chia sẻ kiến thức. Hoạt động sẽ được diễn ra dưới dạng chuyên gia hay diễn giả chia sẻ kiến thức về một chủ đề nhất định. Những người tham gia được quyền trao đổi và thảo luận với chuyên gia. Để cùng rút ra nhiều kiến thức mới và tích lũy kinh nghiệm. Ngược lại, nếu là buổi workshop thiên về thực hành. Sẽ được tổ chức trong nội bộ công ty. Có thể được xem như một buổi đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân viên.
Workshop với mục đích Marketing khá đặc biệt, khi đây là hoạt động có tính thương mại. Với mục đích quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm mới nên sẽ thường có quy mô lớn lên đến hàng trăm người. Với nhiều thành phần tham gia đóng giữ những vai trò riêng như đại diện nhãn hàng, chuyên gia có uy tín và danh tiếng trong lĩnh vực. Bên cạnh đó còn có đối tác, khách hàng, báo chí, nhà tài trợ, tổ chức điều phối,…